TP.HCM vạch kế hoạch phát triển quỹ đất hai bên sông Sài Gòn
Hôm nay (31.1), trang chủ CLB Gresik Petrokimia (Indonesia) đăng thông báo chia tay cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy. Đây là động thái được xem là bất ngờ bởi theo thỏa thuận ban đầu, Thanh Thúy sẽ thi đấu cho CLB này trọn vẹn mùa giải bóng chuyền vô địch Indonesia (Proliga). Tuy nhiên giải đấu vừa kết thúc giai đoạn lượt đi và trải qua trận đầu tiên của giai đoạn lượt về. Thanh Thúy cũng thi đấu khá ấn tượng nhưng CLB Gresik Petrokimia lại không đạt thành tích tốt. Trước khi chính thức thông báo chia tay Trần Thị Thanh Thúy, CLB Gresik Petrokimia công bố ngoại binh mới Julia Sangiacomo đến từ Mỹ. Hiện xếp hạng 5/7 đội tại Proliga nên việc chiêu mộ ngoại binh mới thay thế cho Thanh Thúy, CLB Gresik Petrokimia hướng đến mục tiêu giành quyền vào tốp 4 để đấu vòng bán kết. Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, Thanh Thúy đã chia tay 2 CLB nước ngoài là Kuzeyboru (Thổ Nhĩ Kỳ) và Gresik Petrokimia (Indonesia). Nhiều khả năng cô sẽ trở lại khoác áo CLB VTV Bình Điền Long An tranh tài ở vòng 1 giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025 vào tháng 3 tới. Chấn thương tại Nhật Bản khi khoác áo CLB PFU Blue Cats khiến cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam mất khoảng thời gian dài hồi phục và chưa thể trở lại phong độ đỉnh cao.
The Grand Ho Tram, điểm đến thu hút sự kiện quốc tế và hội nghị đẳng cấp
Ở đợt hội quân lần này, đội tuyển U.22 Việt Nam sẽ tham dự giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025, diễn ra tại Trung Quốc. Đây là lần thứ hai liên tiếp đội tuyển U.22 Việt Nam nhận lời mời tham dự giải đấu chất lượng tại Trung Quốc. Giải đấu lần trước diễn ra vào tháng 9.2024, khi đó đội tuyển U.22 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh đã có 3 trận "thử lửa" rất hữu ích, lần lượt trước U.22 Trung Quốc (thua 1-2), U.22 Uzbekistan (thua 1-2) và U.22 Malaysia (thắng 2-1).Tại giải năm nay, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) tiếp tục duy trì thành phần khách mời rất chất lượng từ những khu vực khác nhau của châu Á nhằm tăng tính cọ xát, nâng cao trình độ cho các cầu thủ trẻ. Bên cạnh khách mời quen thuộc là U.22 Việt Nam (Đông Nam Á) và U.22 Uzbekistan (Trung Á), giải còn có sự tham gia của một đội tuyển rất mạnh của Đông Á là U.22 Hàn Quốc.U.22 Việt Nam đá trận ra quân gặp U.22 Hàn Quốc vào ngày 20.3. Sau đó, các chàng trai của Việt Nam gặp U.22 Trung Quốc vào ngày 23.3, rồi chạm trán U.22 Uzbekistan vào ngày 25.3.Theo kế hoạch, đội tuyển U.22 Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào ngày 10.3, tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam. Do cùng thời điểm với đợt tập trung FIFA Days tháng 3.2025 của đội tuyển Việt Nam, nên HLV Kim Sang-sik tiếp tục trao quyền HLV trưởng đội tuyển U.22 Việt Nam tham dự giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025 cho trợ lý HLV Đinh Hồng Vinh.
Lần đầu tiên Hà Nội tổ chức phiên giao dịch việc làm cho công an xuất ngũ
Đèn sương mù
Tại phiên họp thứ 6 của Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, lãnh đạo TP.HCM đã giao Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) nghiên cứu và đề xuất ý tưởng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại khu vực Hàng Xanh, quận Bình Thạnh (dự án TOD Hàng Xanh).Theo ý tưởng mà doanh nghiệp này đề xuất trước đó, phạm vi nghiên cứu dự án là hơn 51 ha từ ngã tư Hàng Xanh về Bình Triệu, trên 4 trục đường chính gồm Điện Biên Phủ, Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 216.000 tỉ đồng (tương đương hơn 8,5 tỉ USD).Lãnh đạo CII đặt mục tiêu dự án TOD Hàng Xanh sẽ thực hiện chỉnh trang đô thị, tái định cư tại chỗ cho người dân bị ảnh hưởng, nâng cấp hạ tầng và cải thiện chất lượng sống. Bên cạnh đó là giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối tại các khu vực trọng điểm như Hàng Xanh, ngã 5 Đài Liệt Sỹ, cầu Bình Triệu.Trong quá trình thực hiện dự án, CII cũng ứng dụng giao thông xanh và giao thông số nhằm tối ưu hóa việc di chuyển và giảm thiểu tác động môi trường, triển khai phương tiện vận chuyển không người lái để phục vụ giao thông và kết nối với giao thông công cộng, tạo ra một môi trường sống hiện đại, tiện nghi. Từ đó, giúp cư dân cảm thấy thoải mái và thuận lợi khi sinh sống tại khu vực dự án TOD Hàng Xanh.Đặc biệt hơn, TOD Hàng Xanh sẽ được xây dựng các công trình điểm nhấn, chung cư cao tầng, mảng xanh và các công trình công cộng nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và tiện ích đô thị. Đồng thời, phát triển không gian đô thị ngầm, khai thác tối đa tiềm năng phát triển để tạo lập trung tâm vận chuyển công cộng. Song song đó là kết nối giao thông công cộng bao gồm tuyến metro theo quy hoạch và phát triển các khu vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, dịch vụ.Mô hình TOD cho phép chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị nén và phát triển giao thông công cộng cho cả khu vực này. Từ đó, TOD Hàng Xanh được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán về kẹt xe, khói bụi, ngập nước..."Chúng tôi mong muốn dự án này sẽ mang lại không gian sống giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đưa khu vực trở thành nơi đáng sống. Không chỉ tái cấu trúc đô thị, TOD Hàng Xanh còn chú trọng phát triển không gian ngầm, thương mại giải trí hấp dẫn, chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Lúc này, TOD Hàng Xanh sẽ gắn liền với giao thông công cộng sức chở lớn, giải quyết các bài toán về giao thông" - lãnh đạo CII thông tin.Liên quan đến vấn đề tái định cư, phía doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu đang lên kế hoạch tái định cư người dân tại chỗ, giá đất sẽ bằng với giá thị trường. CII sẽ làm hình thức cuốn chiếu, khai thác tại chỗ để người dân có thêm sự lựa chọn. Những nội dung trên hiện vẫn đang dừng ở mức ý tường. CII cho biết sẽ mời đơn vị tư vấn nước ngoài hàng đầu để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể và trình các cấp có thẩm quyền để dự án TOD khả thi, hiệu quả nhất.Theo đại diện Sở GTVT TP.HCM, dự án TOD Hàng Xanh chưa nằm trong quy hoạch giao thông nhưng được UBND TP giao cho CII nghiên cứu theo Nghị quyết 98. TP.HCM đã có đề án nghiên cứu 6 vị trí để phát triển đô thị theo định hướng TOD và CII là đơn vị được giao nghiên cứu, đề xuất ý tưởng dự án TOD Hàng Xanh với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8,5 tỉ USD.Sau khi nghiên cứu, từ ý tưởng đến thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và từng bước thẩm định dự án để trình UBND TP.HCM. Dự án này không chỉ giải quyết bài toán giao thông còn mang đến nhiều hơn thế. TOD sẽ gắn với giao thông công cộng sức chở lớn - đó là metro, để tái cấu trúc mạng lưới giao thông, thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM.Nút giao Hàng Xanh cùng 2 tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh là 3 trong số 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông tại TP.HCM. Đây cũng là những điểm đen kẹt xe thuộc nhóm "chưa có dấu hiệu chuyển biến", theo đánh giá của Sở GTCC. Mật độ xe vượt quá năng lực thiết kế, nhiều đoạn đường bị lấn chiếm khiến khu vực cửa ngõ này của thành phố thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng, nhất là vào khung giờ cao điểm. Không chỉ kẹt xe, tình cảnh ngập nước, triều cường cũng diễn biến phức tạp tại khu vực này. Người dân luôn phải chuẩn bị sẵn ván, các vật dụng để ngăn nước ập vào nhà mỗi khi triều cường lên.Do đó, dự án TOD Hàng Xanh được kỳ vọng sẽ sớm triển khai và phát huy hiệu quả, mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân TP.HCM.
Review ngành học trên TikTok: 'Bí kíp' xem nhưng không hoang mang
Chiều 2.1.2025, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị đã tổng hợp báo cáo Bộ LĐ-TB-XH tình hình tiền lương, tiền thưởng tết 2025 của các doanh nghiệp cho người lao động trên địa bàn. Theo đó, mức thưởng tết Nguyên đán 2025 cao nhất ở Đồng Tháp là 300 triệu đồng, thấp nhất là 500.000 đồng.Cụ thể, theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Tháp, qua tổng hợp kế hoạch thưởng tết của 62 doanh nghiệp trên địa bàn, mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là 300 triệu đồng, thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mức thưởng tết cao thứ hai là 90 triệu đồng, thuộc doanh nghiệp dân doanh. Mức thưởng tết thấp nhất là 500.000 đồng. Mức thưởng tết trung bình cho người lao động từ 3,7 triệu đồng đến 8,7 triệu đồng/người, tùy doanh nghiệp. Ngoài tiền thưởng tết, một số doanh nghiệp còn tặng quà, lì xì cho người lao động hoặc các nhu yếu phẩm (gạo, đường, bột ngọt, dầu ăn...) và hỗ trợ tiền tàu, xe cho người lao động. Qua báo cáo của các doanh nghiệp, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không có doanh nghiệp nợ lương năm 2024.

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 26.4.2024
Tình hình an ninh toàn cầu sắp tới diễn biến ra sao?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Người mẹ trẻ đơn thân bị liệt hai chân với gia cảnh khốn khó
Như Thanh Niên đã thông tin, trong ngày 23.12.2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Vĩnh Phúc (nơi tập luyện của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Hương, môn đua thuyền) đã ban hành thông báo về việc tạm dừng công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao từ ngày 24.12.2024, "căn cứ đề nghị của các đội tuyển thể thao và tình hình thực tế chưa được cấp dinh dưỡng tập luyện thường xuyên cho HLV, VĐV". Thông báo nêu rõ, công tác tập luyện thường xuyên của các đội tuyển thể thao cho đến khi được cấp kinh phí nuôi dưỡng thường xuyên năm 2024.Được biết, cũng trong ngày 23.12.2024, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đã có báo cáo tình hình đến Thường trực Tỉnh ủy và lãnh UBND đạo tỉnh này, về việc hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên.Trong báo cáo tình hình của Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc có đoạn nêu: "...một số cơ chế chính sách của tỉnh đã hết hiệu lực thi hành hoặc bị bãi bỏ nên không đủ cơ sở pháp lý thực hiện được việc cấp kinh phí và chi hỗ trợ chế độ dinh dưỡng cho HLV và VĐV trong thời gian tập luyện thường xuyên, do đó từ đầu năm 2024 đến nay, chế độ dinh dưỡng tập luyện thường xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 chưa được cấp (năm 2024 mới được cấp kinh phí bảo đảm dinh dưỡng cho VĐV, HLV trong thời gian tập huấn thi đấu theo quy định của Thông tư số 86/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính); chế độ tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, tham gia bảo hiểm xã hội hiện chưa có. Trong những năm gần đây, việc quan tâm hỗ trợ cho đội ngũ HLV, VĐV thành tích cao có xu hướng giảm dần theo năm, theo giai đoạn".Cũng theo báo cáo trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đồng thời kiến nghị: "Từ đầu năm 2024 đến nay, lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh đã phải vay mượn, đồng thời huy động trưởng các bộ môn thể thao, cán bộ nhân viên cùng vay mượn kinh phí để duy trì bếp ăn bảo đảm cho HLV, VĐV có sức khỏe trong luyện tập, đến nay số nợ này lãnh đạo, cán bộ trung tâm đứng ra vay. Do vậy, việc xử lý khó khăn liên quan đến chế độ dinh dưỡng trong luyện tập thường xuyên cho HLV, VĐV năm 2024 là một thực tế rất cần được quan tâm tháo gỡ, để tránh những nảy sinh không mong muốn, tạo dư luận không tích cực, ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay đã có một số VĐV mũi nhọn của tỉnh xin nghỉ tập luyện và thi đấu để chuyển sang đơn vị khác được hưởng chế độ đãi ngộ cao hơn Vĩnh Phúc; ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị lực lượng tham gia các giải thể thao thành tích cao theo hệ thống của trung ương; sẽ không bảo đảm chỉ tiêu huy chương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X diễn ra năm 2026".Trong văn bản, đơn vị chủ quản của Nguyễn Thị Hương nêu: "Từ tình hình thực tiễn trên, Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc trân trọng đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo để có phương án hỗ trợ kinh phí liên quan đến dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV thuộc đội tuyển thể thao thành tích cao cấp tỉnh có mặt thực tế trong thời gian tập trung tập luyện thường xuyên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Sở VH-TT-DL trân trọng báo cáo và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cho phép tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2025-2030 trong thời gian sớm nhất có thể (chỉ gồm các chính sách tối thiểu mà đã được các sở, ngành tham gia ý kiến đồng ý; hội nghị UBND tỉnh thông qua tại phiên họp tháng 7.2024, cụ thể: hỗ trợ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV; mức thưởng đối với HLV, VĐV; hỗ trợ thể thao quần chúng) và sẽ khẩn trương báo cáo trình HĐND tỉnh tại phiên họp gần nhất".Trong diễn biến có liên quan, gương mặt tài năng của thể thao Việt Nam VĐV Nguyễn Thị Hương đã viết đơn xin được nghỉ tập môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 1.1.2025. Trong đơn xin nghỉ tập, cô gái sinh năm 2001 bày tỏ: "Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024.Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân em".
app hack kc 24h
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư